Mục tiêu của bài viết là cung cấp một
góc nhìn thực tế về quy trình Cloud Transformation (tạm dịch là: chuyển
đổi lên đám mây), dựa trên những trải nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ
khách hàng chuyển đổi các từ hệ thống lỗi thời (như nền tảng hợp tác và
liên lạc IBM Lotus Notes) sang Cloud (như AWS và một số nền tảng khác).
Đây là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn: Nhận dạng, Thẩm định, Chuyển
đổi, và Đánh giá.
1. Nhận dạng
Tập trung vào việc Chuyển đổi
Nâng
cao năng suất hoạt động, giảm thời gian phát triển, và thúc đẩy đổi mới
công nghệ trong tổ chức vẫn luôn là những mục tiêu thiết yếu cho việc
chuyển đổi những hệ thống lâu đời. Nhìn chung, những mục tiêu này tập
trung vào hai yếu tố chính: Đó là tính Kinh tế và Năng suất.
Tính Kinh tế
Trước
hết, cần phải giúp khách hàng có một khái niệm rõ ràng về cách điện
toán đám mây có thể chuyển đổi mô hình đầu tư của doanh nghiệp từ CAPEX
(chi phí đầu tư) sang OPEX (chi phí hoạt động). Về cơ bản, đây là mô
hình định giá theo hướng dung bao nhiêu trả bấy nhiêu. Thông qua đó,
doanh nghiệp không phải đầu tư vào các cơ sở dữ liệu đắt đỏ, trả các chi
phí điện, hệ thống làm mát, nhân công hoạt động 24/7, nhà kho, bảo mật,
backup,… giúp giảm tới 80% chi phí sở hữu. Cũng như loại bỏ phần chi
phí khấu hao khỏi bảng cân đối tài chính.
Năng suất
Trong
một hệ thống IT thông thường, các yêu cầu về tài nguyên có thể mất tới
hàng tuần, hay thậm chí hàng tháng để được xử lý, làm cản trở quá trình
doanh nghiệp mở rông/ nâng cấp hay đổi mới hệ thống. Với điện toán đám
mây, vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng, và bộ phận IT
có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống, cũng như mở ra
những khả năng rộng mở hơn thông qua việc cung cấp tài nguyên theo nhu
cầu (on demand).
Khả năng cho Dev/Test
- Cung cấp môi trường dev/ test mới qua các template hoặc một vài thao tác đơn giản trên cổng quản lý.
- Nâng cấp các template có sẵn.
- Thanh toán ngay theo nhu cầu .
Quy mô toàn cầu và đa mô hình
- Hỗ trợ triển khai các mô hình Master/slave và CDN để tăng khả năng cung cấp nội dung đến người dùng cuối.
- Mở rộng trung tâm dữ liệu hiện có thông qua việc tạo liên kết trực tiếp đến môi trường Cloud.
Dễ dàng triển khai và quản lý
- Tận dụng các bộ công cụ quản lý hiện đại, được hỗ trợ và cập nhật liên tục bởi nhà cung cấp dịch vụ Cloud.
- Loại
bỏ các công việc mang tính lặp lại cũng như thời gian chờ đợi trong
việc xây dựng và triển khai mã nguồn với ứng dụng nền tảng CI/CD. Và
đương nhiên, không cần phải lo về việc mua mới cơ sở hạ tầng.
- Các phương án mua bản quyền và thanh toán linh hoạt.
- Hỗ trợ nhiều mô hình bản quyền khác nhau.
Ví dụ
Tận dụng sức mạnh của điện toán đám mây trong phát triển hệ thống.
Lấy
bối cảnh một doanh nghiệp bán ô tô đã qua sử dụng như một ví dụ cơ bản
về nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ Cloud Transformation. Ngay khi
khách hàng tới cửa hàng, camera tại bãi đỗ xe sẽ quét biển số xe, và
nhận dạng khách hàng thông qua hệ thống dữ liệu khách hàng.
Từ
đó, hệ thống cũng đồng thời cho biết các hành vi tiêu dùng, yêu cầu, và
cả các hành vi trên mạng xã hội, và cử ra một nhân viên bán hàng phù
hợp. Những xử lý trên, nếu không thông qua Cloud, sẽ gặp rất nhiều khó
khăn khi doanh nghiệp muốn triển khai trên quy mô toàn cầu. Giờ đây với
Cloud, quá trình triển khai hệ thống chỉ mất vài giờ, thay vì vài tháng
như trước đây.
2. Thẩm định
Chọn đúng hướng đi
Trong
một dự án chuyển đổi, điều quan trọng là phải chọn đúng hướng. Với điện
đoán đám mây, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về mặt kiến trúc hệ thống,
như: IaaS (Infrastracture as a Service), PaaS (Platform as a Service),
SaaS (Software as a Service), hay các thiết kế hỗn hợp.
Trong
thực tế, đa số quá trình chuyển đổi đều sử dụng phối hợp các dịch vụ
khác nhau: Phối hợp SharePoint 2013 và SharePoint Online sẽ giúp nâng
cao khả năng truy cập, trong khi vẫn bảo mật các dữ liệu nhạy cảm. Đây
cũng là một ví dụ cho hiệu quả của việc mở rộng trung tâm dữ liệu bằng
Cloud (hybrid cloud). Trong đó, chúng ta khả năng duy trì các hệ thống
cũ trong quá trình chờ đủ nguồn lực để chuyển hóa chúng hoàn toàn sang
đám mây.
Các lựa chọn có thể bao gồm:
Public Cloud, Hybrid Cloud, Private Cloud, tùy thuộc vào ngân sách và
yêu cầu bảo mật cho các hệ thống. Tổng kết lại, chúng ta có biểu đồ sau.
4. Chuyển đổi và Đánh giá
“Của người dùng, cho người dùng, bởi người dùng”
Mục
đích cuối cùng của hệ thống là để phục vụ người dùng. Vì vậy, yếu tố
quan trọng nhất trong sự thành công của mọi dự án là những thay đổi về
mặt quản lý, được thực hiện thông qua các buổi workshop kín hoặc các
thông báo cập nhật. Qua 10 năm kinh nghiệm, một kết luận cuối cùng về
thành công của các dự án được rút ra, đó là: mọi quá trình được thực
hiện đều phải có sự kết nối chặt chẽ giữa đội dự án và người dùng. Trong
đó, những người dùng khác nhau sẽ cần những nội dung, kênh kết nối khác
nhau. Do đó, trong triển khai các dự án, người dùng sẽ được phân chia
thành các nhóm theo nhu cầu.
Một
dự án Cloud Transformation không chỉ kết thúc với một hệ thống mới. Để
thực sự đạt được thành công, ta cần duy trì sự thay đổi, tạo động lực
đổi mới, cũng như tập trung xử lý các phản hồi của người dùng qua các
kênh khác nhau. Để có một hệ thống phản hồi chủ động, cần ứng dụng
phương thức phát triển Agile.
Trong
phương thức này, mọi phản hồi cần được xử lý cẩn thận, và duy trì tính
cẩn thận trong dài hạn. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng những
lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát hiện những kỹ năng và năng lực cần
thiết kịp thời để duy trì tính mới của hệ thống.
5. Tiềm năng
“Giống loài sinh tồn tốt nhất không phải là giống loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là loài có khả năng thích nghi tốt nhất” (Charles Darwin).
Trong
một thế giới luôn thay đổi và liên kết, nơi mà mọi dữ liệu cần được
phân tích và xử lý, những chuẩn mực doanh nghiệp cũ đã trở nên thực sự
lỗi thời. Việc nâng cấp hệ thống lên đám mây, cũng như tăng sự linh hoạt
trong quá trình phát triển, sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt
động, tăng tiềm năng phát triển, và tìm kiếm được những nguồn vốn mới.
Chính vì vậy, cần phải nhận dạng và sử dụng một cách tối ưu các cơ hội
như điện toán đám mây để có thể dẫn trước đối thủ.